Nguyên vật liệu:
+ Vải dệt kim
+ Thước đo
+ Ghim cài
+ Kim chỉ
+ Kéo
+ Áo, váy mẫu
Bước 1: Đo cơ thể bạn
Đo chiều dài từ cổ bạn đến sàn nhà và cộng thêm vào 2,5cm. Số đo sẽ xác định được chiều dài chiếc váy và cắt vải. Ghi nhớ lại con số này.
Bước 2: Cắt 2 mặt thân váy
Gập đôi theo chiều dọc mảnh vải để giúp sau khi bạn cắt, 2 bên chiếc váy cân bằng với nhau. Nếu không phải quá tận dụng vải, bạn có thể gập đôi cùng lúc 2 mảnh vải ở bước trên, để cắt cùng lúc 2 mặt trước và sau của chiếc váy.
Gấp chiếc áo mẫu của bạn cẩn thận theo đúng các mép may. Gập đôi chiếc áo và đặt phẳng, dọc theo nếp gấp vải. Gấp tay áo sao cho lộ rõ đường may ở phần dưới cánh tay.
Dùng kéo cắt vải cẩn thận xung quanh các đường viền cổ áo, cầu vai và đường dưới cánh tay, nhớ chừa khoảng 1,2 - 1,5cm các mép để bạn khâu vá. Đo chiều dài từ cổ áo, dọc theo nếp gấp đến độ dài chiếc váy bạn muốn. Chính là số đo bạn vừa ghi lại ở bước 1, cắt 1 đường thẳng theo số đo, đó chính là đường chân váy. Sau đó bạn cắt phần chân váy cong lên 2-5cm từ điểm dưới cùng ở nếp gấp hướng ra mép vải.
Để cắt phần dưới cánh tay dễ dàng, bạn cắt một vòng đường cung và cắt sâu dần đến khi vừa với kích thước áo mẫu.
Bước 3: Cắt tay áo
Gập đôi miếng vải nhỏ đủ kích thước cho tay áo. Bạn phải đặt phần tay áo mẫu chính xác để tránh tay áo cắt ra không bị nhỏ hoặc ngắn hơn, gây khó khăn khi mặc. Nhớ chừa khoảng 1,5cm ở các mép vải để may.
Bước 4: Cắt cổ áo
Lấy phần vải thân váy vừa cắt để làm mẫu, cắt một đường bằng đường cong ở cổ trên miếng vải thân váy. Sau đó, cắt phía bên dưới miếng vải một đường cong song song, sao cho ta được miếng cổ áo có chiều rộng khoảng 7cm. Cắt phần cổ áo tương tự cho mặt sau váy.
Bước 5: May cổ áo
Áp mặt phải của 2 miếng vải thân váy với nhau, làm tương tự với phần cổ áo. Dùng ghim cài cố định chúng với nhau. Sau đó tiến hành may cách mép vải khoảng 1,2-1,5cm, đúng bằng phần vải bạn chừa ra khi cắt vải.
Áp phần cổ áo dưới và phần cổ áo trên miếng vải thân váy chính xác lên nhau, mặt phải hướng vào nhau, dùng ghim cài cố định lại rồi may.
Dùng kéo sắc cắt đi phần vải thừa càng sát càng tốt, và cắt những đường cắt nhỏ ở những điểm có độ cong lớn, để khi bạn gập mép cổ áo, bạn sẽ có đường viền cổ sắc nét.
Nếu sợ phần lót cổ áo có thể xê dịch hoặc lộn ra ngoài khi mặc, bạn có thể may thêm 1 đường chỉ cách đường may cổ áo khoảng 3mm.
Bước 6: May tay áo
Đặt mặt phải của thân áo và tay áo lên trên như trong hình.
Đầu tiên, ta úp mặt phải của chúng lại với nhau, dùng ghim cài cố định điểm chính giữa, chính là trên đỉnh vai của 2 miếng vải.
Sau đó dần dần dùng ghim cài cố định các điểm còn lại của phần nách áo cho đến hết, sau đó tiến hành may.
Bước 7: May các đường thân váy
Tiếp tục áp mặt phải của 2 miếng vải thân váy với nhau, dùng ghim cài cố định 2 mép vải 2 bên, rồi may lại.
Bước 8: May viền các mép
Gập ống tay áo vào phía mặt trái khoảng 1cm, dùng ghim cố định rồi may lại. Làm tương tự với ống tay còn lại và chân váy.
Bước 9: Tô điểm cho váy
Ngay sau khi hoàn thành chiếc váy, hãy mặc nó lên người và đưa ra những ý tưởng kết hợp chúng thế nào cho đẹp, một chiếc vòng cổ to bản hay một chiếc thắt lưng, hoặc đơn giản là để chiếc váy buông thông thường. Bạn sẽ có nhiều cách kết hợp khác nhau để biết nên mặc chiếc váy thế nào cho hoàn hảo trong mỗi dịp.
Chúc các bạn thành công nhé!
ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
VĂN PHÒNG 0906143408